Suốt 12 năm học phổ thông, môn lý là môn học đã nhất, gần gũi với thực tiễn. Đến năm lớp 10, cũng không nhớ năm nào nhưng mà cái năm học về các định luật bảo toàn. Mấy cái định luật bảo toán mới là mấu chốt của vấn đề, từ đấy các định luật đấy mới thi triển ra hàng ngàn công thức khác nhau. Bài dễ thì áp công thức vào, còn bài khó thì cứ lôi các định luật bảo toàn ra, quây quần vật lộn với nó ắt sẽ ra, không ra nữa thì chắc đề sai. Đến khi học về thuyết tương đối, cái thuyết này cũng một dạng bảo toàn, năng lượng và khối lượng có thể chuyển hóa cho nhau đều được.
Sau này, có nghe về sự tương đối giữa không-thời gian. Cũng chả nhớ đọc ở đâu hay nghe từ ai về cái gọi là "tương đối giữa không-thời gian", chắc là Star Trek. Cơ mà mình nghĩ thế này, thời gian nó cũng chỉ là một cái mốc để đánh dấu không gian, và không gian cũng là một cái mốc để đánh dấu thời gian. Ví dụ bạn đi coi phim ngoài rạp, bạn đến lúc 6:00 thì đó chính là cột mốc để đánh dấu "không gian" phim age of ultron. Còn bạn đi coi age of ultron thì đó chính là một cột mốc đánh dấu bạn đang ở "thời gian" 6:00.
Nhưng để nói rõ về không gian đã. Không gian là một trạng thái, nó rất nhiều yếu tố, nhiệt độ, ấp suất,... tất cả các yếu tố mà chúng ta cố gắng kể ra được vẫn chỉ là một phần nhỏ so với các yếu tố mà không gian đó có. Thời gian, nó không có đơn vị, nó chỉ là một cột mốc thôi, và chúng ta không thấy nó, nhưng chúng ta so sánh nó với thời gian khác cũng được.
Đó là suy nghĩ của mình về cái gọi là "tương đối không-thời gian". Và không thời gian này sẽ giống như một dòng sông, trôi theo một hướng nhất định. Ví dụ, bạn để một trái banh trên máng trượt, thả tay ra, sau một thời gian, banh lăn xuống. Thời điểm ban đầu, bạn đánh dấu trạng thái bằng không gian, ở trên đỉnh máng. Thời điểm sau bạn đánh dấu bằng trạng thái banh trượt xuống máng. Tức là nó sẽ trôi, không gian sẽ trôi, thời gian cũng sẽ trôi. Nếu bạn ở một không gian A, thì thời điểm tiếp theo bạn sẽ phải trôi đến một không gian B, không thể trôi đến không gian C. Nếu bạn đặt trái banh lên đầu máng thì nó sẽ trôi đến cuối máng. không thể trôi ra ngoài, nếu trôi ra ngoài thì tức là không gian A đã bị biến đổi. Vậy muốn nó ngừng trôi, hãy dừng tất cả lại. Vậy muốn nó trôi ngược, hãy đảo ngược các bước.
Vậy còn về chuyện tiên đoán tương lai, có rất nhiều người làm được điều đó đấy chứ. Lưu ý rằng chúng ta chỉ tiên đoán được trong một tương lai "gần". Vì sao nó lại "gần" vì chúng ta thu hẹp không gian lại. Chúng ta thu hẹp không gian lại thành một không gian hoàn hảo, ít yếu tố hơn. Lại một sự tương quan nữa giữa không-thời gian. Thời gian nhỏ, không gian nhỏ, thời gian lớn, không gian lớn. Thời điểm càng gần nhau, không gian càng ít sự thay đổi.
Và du hành thời gian <=> sắp xếp lại trật tự không gian ở một thời điểm nào đó. Bạn ở một không gian nhất định thì bạn cũng sẽ ở một thời gian nhất định. Vậy nếu có 2 không gian giống y hết nhau tại 2 thời điểm khác nhau thì chuyện gì sẽ xảy ra. Vâng, chúng ta sẽ trôi theo một vòng tròn hoặc vòng số 8 :)).
Vậy thì ở đời thực có thể gặp không gian giống nhau tại 2 thời điểm khác nhau hay không. E rằng rất khó, vũ trụ đang nở ra, không gian thay đổi ngay lập tức, rất khó. Nhưng đừng lo, có một giả thuyết cho rằng, sau khi vũ trụ đã nở ra hết sức thì nó sẽ thu lại. Nhưng hãy nhớ rằng, đó là truyện của vũ trụ, còn trái đất của chúng ta thì đang bị tàn phá, đến nỗi không khôi phục được, huống chi là chuyện du hành thời gian. Nhưng hãy cứ hi vọng, có thể chúng ta sẽ gặp lại nhau tại bài viết này lần sau... :))
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét